Ý NGHĨA TRANH TỨ QUÝ TÙNG CÚC TRÚC MAI


Bộ tranh Tứ Quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai thể hiện quy luật vận động của thiên nhiên, mỗi loại cây là một biểu tượng kiên cường bất khuất để con người học tập, vượt qua gian khó, xây dựng một cuộc sống no đủ, hạnh phúc, cầu mong sự may mắn và thịnh vượng.

     TRA5822a   Tranh tu quy mai truc cuc tung   do go mynghehaiminh    Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

   Thông thường khi nhìn vào bộ tranh treo trên trường, người ta hay đọc từ trái sang phải là Tùng Cúc Trúc Mai. Tuy nhiên, để theo đúng quy luật 4 mùa  XUÂN – HẠ - THU -ĐÔNG, thì phải đọc là MAI – TRÚC – CÚC – TÙNG. Đồng thời phải treo từng bức tranh theo thứ tự từ phải qua trái như sau:

Do go Hai Minh Hai Hau Nam Dinh

 1. CÂY HOA MAI – ĐẠI DIỆN CHO MÙA XUÂN

TRA5822h   Tranh tu quy mai truc cuc tung   do go mynghehaiminh

Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm      

  Mai là 1 cây hoa quý thể hiện sự thanh khiết có sức sống mãnh liệt vượt qua mùa đông gió lạnh để rồi nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về. Vì ý nghĩa đó, ngay cả Cao Bá Quát cũng phải thốt lên rằng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai thôi). Có thể coi Mai là biểu tượng cho sự khởi đầu mới mẻ, thanh cao và thanh khiết.

 Đi cùng với cây Mai là chim Điểu hình thành bộ MAI ĐIỂU - tượng trưng cho sự  thanh cao, đầy đủ, sung túc xum vầy hạnh phúc

 

2. CÂY TRÚC – ĐẠI DIỆN CHO MÙA HẠ

 
TRA5817c   Tranh Tu Quy    do go mynghehaiminh

    Trong tiếng Hán, trúc có nghĩa để chỉ loài tre nói chung. Loại cây này có khả năng sinh sống ở những vùng đất khô cằn, không có mưa nhưng cây vẫn xanh tốt quanh năm. Khi bị đốt cháy, thân cây vẫn ngay thẳng chứ không hề cong gãy. Vì thế, bức tranh trúc biểu hiện cho người quân tử với ý chí quật cường, thân cứng nhưng mềm mại, không đổ gãy, ruột cây rỗng tượng trưng cho tinh thần an nhiên, tự tại, không tính toán.

    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cây tre có một vai trò đặc biệt trong đời sống thường nhật  cũng như trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Từ ngàn xưa (ít nhất là từ thời Thánh Gióng), cây tre đã được người Việt Nam sử dụng như một thứ vũ khí chiến đấu có hiệu quả trước giặc ngoại xâm và giặc lũ. Người dân Việt Nam ai chẳng biết thân tre được sử dụng làm gậy, roi, chông, cung, tên, cọc (chống lụt), cây nêu (trừ tà ma).   Ở nông thôn Việt Nam, làng nào mà chẳng có vài luỹ tre xanh. Nó gợi lên một cảm giác yên bình và che chở. Các vật dụng trong nhà, dưới bếp và đồ dùng trong nông nghiệp không thể thiếu vắng vai trò của cây tre. Ngày nay, tại các cửa hàng lưu niệm cũng có rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cây tre để du khách thập phương mua về làm kỷ niệm.

     Trong quan niệm của người Việt, cây tre luôn là đại diện cho tấm lòng ngay thẳng, chính trực của bậc chính nhân quân tử.

      Cùng với cây trúc là Chim Trĩ: là loài chim có đuôi dài, có vẻ đẹp trang nhã, thường thấy phổ biến trong mỹ thuật truyền thống.  Chim Trĩ là một trong 12 huy hiệu của bậc đế vương, biểu thị cho hoàng hậu. Trong xã hội, Trĩ tượng trưng cho chức quan văn.


      Như vậy, Trúc và Chim Trĩ  tạo nên một bộ đầy đủ văn võ song toàn, Trúc đại diện cho quân tử kiên cường bất khuất, Trĩ tượng trưng cho sự thủy chung, son sắc.
 

  3. CÂY CÚC – ĐẠI DIỆN CHO MÙA THU

TRA5822m   Tranh tu quy mai truc cuc tung   do go mynghehaiminh

   Cúc biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người già. Vì thế có loài cúc mang tên Cúc Vạn thọ.  Cúc có chí khí quân tử, hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.

  Hoa cúc có thể dùng làm thuốc và pha trà rất thơm ngon, thanh nhiệt giải độc. Mùa Thu uống trà hoa cúc, bình thơ, đàm đạo, đánh cờ thì rất tuyệt. 

       Đào Tiềm, một thi sĩ vĩ đại thời Tấn bên Trung Quốc, chán cảnh làm quan luồn cúi, treo áo từ quan, hưởng thú điền viên, vui cảnh nghèo, thích uống rượu chơi cúc và nhàn du.  Đào Tiềm từng thốt rằng: «Hoa cúc mùa thu có sắc đẹp, phơi lộ nét anh tú, khiến ta quên tình buồn, lánh xa tình đời.» Người đời khen ông là bậc ẩn dật cao khiết. Người ẩn sĩ này uống rượu ngắm cúc để quên cảnh náo nhiệt, trầm luân trong đời, cho nên hoa cúc cũng là biểu tượng của bậc quân tử ẩn dật lánh đời vậy.

 

 4. CÂY TÙNG – ĐẠI DIỆN CHO MÙA ĐÔNG

TRA5822l   Tranh tu quy mai truc cuc tung   do go mynghehaiminh

    Cây Tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ.

    Ngoài ra, hãy để ý Tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán bộ gen trong gió. Nó là loại thực vật lá kim, quanh năm xanh tốt, không rụng lá, tiết kiệm (nước), rễ bám sâu vào trong vách núi. Đó là phẩm chất quý mà con người mong ước. Trong truyện Tào Tháo đời Tam Quốc có nói đến chuyện 1 cây Tùng già cổ thụ, đường kính mấy chục người ôm (tương truyền giờ vẫn còn). Nhiều người muốn chặt nhưng không chặt được. Tào Tháo khiếp sợ và phong cho cây Tùng là Trượng phu Tùng. Có phong quan và treo mũ tượng trưng. Vì vậy, từ xa xưa người ta đã cho rằng,  Cây Tùng là đại diện cho Bậc Trượng Phu hoặc Đại Trượng Phu.

     Trong tranh Tứ Quý, Cây Tùng thường đi đôi với Chim Hạc đó là biểu tượng cho sự trường thọ (tùng hạc diên niên nghĩa là tùng hạc trường thọ),

 

*

 *        *

 

       TÙNG CÚC TRÚC MAI  LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA TỨ QUÂN TỬ (BỐN NGƯỜI QUÂN TỬ):

      Mai nở vào mùa Xuân sau khi chị đựng gió lanh của mùa Đông.  Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Tùng hạc trường thọ bậc đại trượng phu.  Hoa cúc trác việt siêu phàm, là biểu tượng của bậc quân tử ở ẩn mà trên đây đã đề cập. Đời Tống có ẩn sĩ Lâm Bô 林逋 yêu hoa mai đến độ không cần có vợ con, chỉ chuyên tâm trồng hoa mai và nuôi hạc. Người đời tặng cho ông câu mai thê hạc tử  (hoa mai là vợ, chim hạc là con). Yêu trúc có thể kể đến Tô Thức. Ông nói: «Thà ăn không có thịt chứ không thể ở thiếu trúc.» (Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc).

    Cổ nhân gọi tùng, cúc, trúc, mai là ba người bạn mùa lạnh, bởi vì những loại cây này dù mùa sương tuyết vẫn tươi tốt trong khi những loại cây khác hầu như cằn cỗi héo hon. Tính chịu lạnh của tùng, trúc, cúc, mai tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài đức trước nghịch cảnh cuộc đời.

       TÙNG CÚC TRÚC MAI  LÀ MỘT TRONG NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA  SỰ MAY MẮN

        Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc... Ngoài bộ Tứ Quý nêu trên còn có Tứ Phương, Tứ Trụ, Tứ Đức... Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, Tứ Quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

        Do go Hai Minh Hai Hau Nam Dinh Viet Nam

Tranh tứ quý hồ Gươm - Xem chi tiết & Giá bán

        Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng Tứ Quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số... Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉ do một con nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quan trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi.
 

   Như vậy, việc treo  Bộ Tranh Tứ quý  TÙNG –  CÚC – TRÚC - MAI  không chỉ là để trang trí mà còn để học tập rèn luyện đức tính kiên cường bất khuất vượt qua gian khó của người quân tử. Đồng thời cũng là để  cầu mong sự may mắn, phú quý, sung túc và hạnh phúc trong mỗi gia đình người Việt.

*

*   *  

XIN ĐƯỢC HÂN HẠNH GIỚI THIỆU MỘT SỐ BỘ TRANH TỨ QUÝ  VÀ TỨ BÌNH

1. Mai - Trúc - Cúc  -Tùng
TRA5817a   Tranh Tu Quy    do go mynghehaiminh
Tranh tứ quý  Mai Trúc Cúc Tùng - Xem chi tiết & Giá bán
 
 TRA5704a  Tranh Tu Quy Mai Truc Cuc Tung   do go mynghehaiminh
 
 
2. Đào - Trúc - Cúc  -Tùng
Do go my nghe Hai Minh Hai Hau Nam Dinh Viet Nam
 

4. Mai - Trúc - Cúc  - Lan
Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định
5. Mai - Sen - Cúc  -Tùng

Do go my nghe Hai Minh Hai Hau Nam Dinh Viet Nam

 
Tranh tứ quý  Mai Sen Cúc Tùng - Xem chi tiết & Giá bán
 
 
 6. Tranh tứ bình
Tranh tu binh b copy
 
 
 
 
TRA5169a   Tranh Tu Binh go Sua Co   do go mynghehaiminh
 
Tranh tu binh do go my nghe hai minh TRA5846a
Tranh tu binh f copy
 
 

  

  XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN NÀY, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH !

CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ HẢI MINH

Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn

http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn

Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:

 

Cách treo tranh Tứ Quý Tùng Trúc Cúc Mai


Tranh Tứ Bình là gì ? Cách Treo tranh Tứ Bình

 

Ý nghĩa tranh Tùng Hạc


xem thêm

Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

Hải Minh hôm nay

Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa

Hải Minh đường tới đẹp giàu

Kèn đồng Phạm Pháo

Cầu Ngói chợ Lương

Bàn thờ Thiên Chúa

Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội