Trường Thi Nam Định là một trong hai trường thi ở khu vực phía Bắc thời Phong Kiến do Triều Đình tổ chức. Xin được giới thiệu một số hình ảnh thú vị về cảnh lều võng đi thi của các thí sinh tại Trường thi Nam Định năm 1897
Trong lịch sử khoa cử nước nhà: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên vào năm Ất Mão (1075). Khoa thi cuối cùng là của triều Nguyễn tổ chức vào năm 1919. Khoa cử thời phong kiến có hai kỳ thi được coi như hai cửa ải, bước đường công danh của sỹ tử.
Đó là kỳ thi Hương và thi Hội, thi Đình.
Thầy Đồ dậy học
1. Thế nào là Thi Hương ?
Thi Hương: Là kỳ thi của một tỉnh hay nhiều tỉnh chung một trường thi. Thời Lê nước ta có 9 trường, thời Nguyễn có 7 trường.
Trường thi Nam Định ban đầu có tên là Trường thi Vị Hoàng (ở làng Vị Hoàng- Nam Định). Năm 1825, sau khi có tỉnh Nam Định, trường Vị Hoàng được gọi là trường Nam Định.
Trường thi Nam Định tại làng Vị Hoàng tp Nam Định
Đến năm 1831 ở phía Bắc chỉ có hai trường: Trường thi Hà Nội (gồm các tỉnh Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Ninh Bình, Thanh Hóa) và trường thi Nam Định (gồm các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Yên).
Phép thi Hương được quy định từ thời Lê Thánh Tông, gồm có 4 kỳ thi. Đỗ kỳ trước mới được dự kỳ sau.
+ Người đỗ 2 kỳ gọi là Tú kép,
+ Đỗ 3 kỳ gọi là Tú mền.
+Người đỗ 4 kỳ thi Hương được chia làm hai loại: Loại 1 gọi là Cống sỹ hay Hương cống. Loại 2 gọi là Sinh đồ, loại này không được thi Hội.
Đỗ đầu thi Hương được tuyên dương giải nguyên. Đến đời Minh Mệnh (1820 - 1840) đổi các danh hiệu Cống sỹ, Hương cống thành Cử nhân và Sinh đồ thành Tú tài.
Thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi Hương (đô loại 1) thì mới được thi Hội.
2. Thế nào là Thi Hội và Thi Đình ?
Thi Hội và thi Đình là các kỳ thi để đánh giá tài năng cao nhất nhằm chọn nhân tài cho đất nước nên gọi là Đại khoa.
Thí sinh thi Hội phải qua bốn môn thi (mỗi môn gọi là một trường). Thí sinh phải đủ điểm ở trường một mới vào được trường hai v.v... Đến trường thứ tư, người nào đủ điểm chuẩn quy định gọi là Trúng cách, tức là đỗ thi Hội. Người cao điểm nhất trong số thi đỗ gọi là Hội nguyên. Danh sách tiếp theo cũng ghi theo thứ tự điểm số từ trên xuống dưới. Nhưng thứ tự này (kể cả Hội nguyên) cũng chưa phải là học vị chính thức.
Sau vài ngày, có khi vài tuần những người thi trúng cách được gọi vào hoàng cung để thi tiếp gọi là thi Đình (Điện thí), thi tại sân triều đình do vua trực tiếp ra đề thi và tự tay phê lấy đỗ.
Ngày tuyên bố kết quả, các quan tân khoa được tiếp đãi lễ Đại triều tại Điện Thái Hòa, được ban mũ áo, ban yến ở vườn Quỳnh Lâm, cho cưỡi ngựa đi xem kinh thành, phố xá.
Sau khi thi đỗ các Tân Khoa được về Vinh Quy Bái Tổ. Làng nào có người đỗ đại khoa phải đón rước linh đình. Theo phong tục, đỗ tú tài một làng đi rước, đỗ cử nhân một tổng đi rước, đỗ đại khoa một huyện đi rước, dân hàng tổng phải làm dinh nghè cho quan ở và người đỗ đạt cũng phải làm lễ tạ ơn dân làng và thày dạy. Triều đình cho quan Tuyên lô xướng danh và yết bảng ba ngày tại lầu Phú văn, cho dựng bia, chép sách lưu danh Tiến sỹ để nêu gương muôn thuở.
3. Một số hình ảnh thú vị về cảnh lều chõng đi thi tại kỳ Thi Hương ở Trường thi Nam Định năm 1897
Các thí sinh mang lều chõng đi thi.
Các thí sinh đi vào trường thi Nam Định trong Kỳ thi 1897. Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn dành cho mọi đối tượng, người thi đỗ được gọi là Cử nhân, năm sau sẽ lên kinh đô để thi Hội và thi Ðình. Người đậu khóa thi Hội được gọi là Thám hoa, đậu khóa thi Ðình được gọi là Tiến sĩ. Các thí sinh đi vào quảng trường thi Nam Ðịnh (năm 1897), họ phải tự làm lều và đặt chõng để viết bài.
Các Thí sinh vào trường thi
Hội đồng giám khảo
Khi cuộc thi bắt đầu, các quan chủ khảo sẽ ngồi trên một chiếc ghế cao được che lọng để giám sát các sĩ tử làm bài.
Các thí sinh phải tự làm lều và đặt chõng để viết bài dưới sự quan sát của các quan chủ khảo.
Ngày kết quả, người đứng trên cao dùng loa để xướng danh người trúng tuyển.
Đọc tên - xướng danh những người trúng tuyển.
Sĩ-tử và thân nhân đến nghe xướng danh.
Tên người trúng tuyển được khắc trên bảng vàng.
Các tân khoa được ban mũ, áo, hia.
Các tân khoa đến bái tạ tại Vọng Cung ở Nam Định.
Tổng Đốc Nam Định
Các tân khoa cảm tạ Tổng Ðốc Nam Ðịnh
Các tân khoa được Tổng Ðốc thay mặt nhà vua ban yến.
Các tân khoa được rước đi dạo phố để cho mọi người xem.
Các khoa thi của triều Nguyễn được tổ chức cho đến năm 1919 thì chấm dứt.
Đăng ý kiến của bạn