MỤC LỤC
PHẦN 0 - VIDEO hướng dẫn chi tiết
PHẦN I - SƠ ĐỒ BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN
1.5 Đèn Thái cực - đèn lưỡng Nghi
1.8 Ba chén nước và các đồ thờ khác
PHẦN II- BÀI TRÍ HOÀNH PHI CÂU ĐỐI CỬA VÕNG
PHẦN III - MỘT SỐ MẪU BÀN THỜ GIA TIÊN
PHẦN 0 - VIDEO HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: ( Xin bấm vào nút > ở giữa màn hình sau đây để xem video)
PHẦN I - SƠ ĐỒ BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN
Thờ cúng Tổ Tiên là một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Trong mỗi gia đình người Việt dù nghèo đến đâu, cũng dành riêng một chỗ, thường là chỗ trang trọng nhất để làm làm bàn thờ tổ tiên.
Các đồ thờ trên Bàn thờ Gia Tiên bố trí đủ bộ Ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, trong đó
Đỉnh đồng, đôi hạc, giá nến đồng,... tượng trưng cho Kim.
Bàn thờ, ngai thờ, khám thờ, bài vị, ... tượng trưng cho Mộc.
Rượu, nước thờ, nước trong bình hoa ... tượng trưng cho Thủy.
Hương, đèn dầu, đèn điện, nến thờ... khi lắp lên, tượng trưng cho Hỏa.
Bát hương, lọ hoa ... làm từ đất sét nung lên, hay đồ sành sứ khác tượng trưng cho Thổ.
Các đồ thờ được bài trí theo sơ đồ sau:
- Bàn thờ có rất nhiều loại với tên gọi, mẫu mã khác nhau : Sập Thờ, Án Thờ , Tủ Thờ ...
- Bàn thờ được làm bằng các chất liệu gỗ khác nhau : gỗ gụ, gỗ dổi, gỗ mít ...
- Bàn thờ có rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước Lỗ Ban, kích thước thường dùng là :
+ Chiều ngang (dài): 127 cm ; 155 cm ; 175 cm , 197 cm , 217 cm ...
+ Chiều sâu (rộng): 61 cm ; 69 cm ; 81 cm , 97 cm , 107 cm, 117 cm ...
+ Chiều cao : 117 cm ; 127 cm ...
- Bàn thờ có các loại: một cấp, Nhị cấp, Tam cấp
- Ngoài ra trên bàn thờ có thể đóng thêm kệ để kê ảnh thờ , kê chân bát hương ...
Sát vách tường, đặt Ngai thờ hoặc Khám thờ
(a) Ngai thờ: Để thờ Thủy Tổ hoặc Cụ Tổ hoặc Người có cương vị cao nhất mà bàn thờ gia tiên thờ phụng. Trên Ngai thờ có Bài Vị ghi tên của Cụ Thủy Tổ hoặc tên người được thờ Phụng.
Tại khu vực Nam Bộ thường đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ có ý nghĩa thờ chung các cụ tổ trong dòng họ. Tại một số nhà thờ Tổ khu vực phía Bắc, trên Ngai thờ có thể đặt hộp bọc vải đỏ, bên trong đựng gia phả chi tiết của chi tộc, chi nhánh, chi cành của gia tộc.
(b) Khám thờ: có cửa mở ra đóng lại bên trong đặt các linh vị tổ tiên (Bài Vị) , ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ ( 神主 ) . Ngày xưa khi lập Bàn thờ Gia Tiên , gia chủ chuẩn bị mọi thứ như trên và viết chữ Thần Chủ nhưng chữ Chủ thiếu một nét chấm , sau đó mời một vị quan có uy tín đến dùng son điền thêm nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ , lễ nầy gọi là khai hoa điểm nhãn .
Ảnh thờ được đặt theo nguyên tắc : NAM TẢ - NỮ HỮU . Tức là ảnh các cụ ông đặt bên Trái, ảnh các cụ bà đặt bên Phải (theo hướng của Chủ Tọa - từ trong bàn thờ nhìn ra ngoài).
Trường hợp bàn thờ có đặt Ngai thờ hoặc Khám thờ, thì Ảnh thờ sẽ được đặt cân đối hai bên như sau:
Trường hợp có quá nhiều ảnh thờ không đủ chỗ đặt trên bàn thờ, thì có thể lập Bài Vị để thờ. Khi đó Ảnh của các Cụ sẽ được đặt trên các khung ảnh treo trên tường phòng thờ, ghi rõ tên tuổỉ, ngày sinh, ngày mất và các dòng trích yếu khác để các thế hệ sau kính hiếu.
- Bát hương là trung tâm điểm của bàn thờ.
- Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau. Theo cổ truyền, số lượng bát hương ứng với các số lẻ: 1 , 3 , 5 ... bởi vì số lẻ là số dương, là tượng trưng cho cõi dương hướng về cõi âm.
Sau đây là sơ đồ bộ 3 bát hương đang được áp dụng phổ biến tại Bàn thờ Gia Tiên các gia đình ở miền Bắc :
Bát hương được đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ.
- Bát hương tối kỵ dùng màu vàng thờ Gia Tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quân, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.
- Trên bát hương: có thể có cây trụ để cắm hương vòng.
- Trong bát hương có thể có một túi giấy nhỏ đựng RỲ HIỆU: ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất ...
- Trong Bát hương chỉ có tro hoặc cát trắng khô sạch, điều nầy nhắc nhở thân ta là cát bụi mọi chuyện chỉ là vô thường .Vào trước ngày giỗ , hoặc ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo về Trời thì gỡ các chân hương đem ra sân đốt bỏ , dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, sau đó cúng rước ông bà tổ tiên và bắt đầu cắm hương lại.
(Quý vị có thể bấm vào đây để tham khảo thêm sơ đồ bàn thờ gia tiên có 5 bát hương)
1.5 ĐÈN THÁI CỰC VÀ ĐÈN LƯỠNG NGHI:
Đèn Thái Cực để chính giữa bàn thờ ngay dưới chân khám thờ. Ngọn đèn Thái Cực luôn sáng không để tắt
Ngày xưa đèn Thái Cực thường được thắp bằng dầu, ngày nay có nhiều mẫu thắp bằng điện rất đẹp, đặc biệt là bóng đèn NET màu đỏ, vừa tiết kiệm điện lại vừa bền
Đôi chân nến hoặc cặp đèn Lưỡng Nghi: thể hiện Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương) chân nến bên trái (từ trong bàn thờ nhìn ra): tượng trưng cho mặt Trời; chân nến bên phải là mặt Trăng. khi cúng xong thì tắt.
Riêng ngọn đèn Thái Cực luôn sáng, bởi vì :
"Trước khi chưa phân Trời Đất thì khí hư vô bao quát Càn Khôn, sáng soi đầy vũ trụ, nó là một cái trung tâm điểm, tức là Đạo. Đạo ấy mới sinh Thái Cực, hóa Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi là Âm với Dương (động với tĩnh). Có Âm Dương rồi mới hóa sinh ra muôn vật.
Ngọn đèn thờ chính giữa đó là không lay động xao xuyến, chiếu soi khắp cả Càn Khôn. Mặt Nhật mặt Nguyệt có lúc sáng lúc tối, chớ nó thì giờ khắc nào cũng tỏ rạng, không lu lờ. Muôn vật nhờ đó mà sinh, nhờ đó mà thành, nhờ đó mà an vui. Trời Đất nhờ đó mà quang minh trường cửu... "
1.6 ĐÔNG BÌNH TÂY QUẢ (Bình Hoa - Đĩa Quả) :
Bình hoa : Để cắm hoa tươi trên bàn thờ - Đĩa hoa quả : Nên bày 5 loại quả đủ ngũ sắc (NGŨ QUẢ)
Đông Bình Tây Quả: Từ xa xưa, Bàn thờ Gia Tiên thường được đặt ở gian giữa căn nhà hướng Nam, Bình hoa đặt bên Trái bàn thờ (phía Đông) để khi có gió Đông, Đông Nam thổi vào , hương hoa sẽ tỏa khắp ban thờ ; còn đĩa quả đặt bên Phải ( phía Tây ) để tiện tay phải các Cụ dùng... quan niệm Đông Bình - Tây Quả có lẽ là như vậy.
1.7 ĐỈNH HƯƠNG (hoặc lư hương): để đốt trầm trong các ngày giỗ, tết ...
Bộ Đỉnh Hương gồm có đỉnh hương để đốt trầm hương trong các ngày lễ tết. Đôi hạc để thắp nến. Bộ Đỉnh hương để ở phía trong bát hương. Đối với bàn thờ 3 cấp (tam cấp) thì Bộ Đỉnh Hương thường được để trên cấp thứ 2 (cấp trung)
1.8 BA CHÉN NƯỚC: để đựng nước trắng tinh khiết mỗi khi thắp hương cúng giỗ ...
Ba chén nước để phía bên ngoài bát hương. Nước thờ là nước trắng tinh khiết.
Nước thờ là nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương.
Ngoài ra có thể đặt thêm các đồ thờ cúng khác trong bộ ngũ sự, thất sự, cửu sự (bộ đồ thờ 5 món, 7 món , 9 món) như ống đựng hương, ba chiếc đài có lắp đựng ba chén rượu bên trong ...
Khi cần giao tiếp với Tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…), ta đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến Ông Bà Tổ Tiên. Bàn thờ Gia Tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
(hết phần I)
PHẦN II - BÀI TRÍ HOÀNH PHI CÂU ĐỐI
2.1 Hoành phi: có 2 loại là (a) Cuốn Thư, (b) Đại Tự
Hoành phi nguyên nghĩa là tấng bảng bằng gỗ nằm ngang, hoành là ngang, phi là phơi bày. Chữ trên hoành phi ghi nội dung ca ngợi công đức của tổ tiên, của dòng họ.
Chữ trên hoành phi được viết bằng chữ thư pháp Hán Nôm hoặc chữ Quốc Ngữ. Dòng chữ lớn thường có 3 chữ hoặc 4 chữ như ĐỨC LƯU QUANG, PHÚC MÃN ĐƯỜNG, ẨM HÀ TƯ NGUYÊN (uống nước nhớ nguồn) ...
Dòng chữ nhỏ (gọi là dòng lạc khoản): Dòng bên Trái (từ trong nhìn ra) ghi năm lập; dòng bên Phải ghi tên người lập hoành phi.
(a) Cuốn thư:
(b) Đại Tự:
Cuốn thư, đại tự được treo ở phía trên bàn thờ gia tiên
2.2 Câu đối: có rât nhiều loại với kiểu dáng, chất liệu, nghĩa chữ và thư pháp khác nhau
Câu đối có nội dung và kiểu thư pháp phù hợp với nội dung và thư pháp của hoành phi. Số chữ trên câu đối là số lẻ (số dương), thông thường là 7 chữ hoặc 9 chữ. Một số câu đối cao hơn 3m có thể viết 11 chữ hoặc 13 chữ. Nhiều chữ quá sẽ rối và khó đọc, nhất là những chữ ở trên cao.
Chữ trên câu đối và hoành phí được viết theo chữ Hán Chuẩn hoặc là chữ Quốc Ngữ.
Thông thường, một Bàn thờ Gia Tiên có 2 đôi câu đối , lắp bên trong và bên ngoài.
(a) Câu đối trong: có nội dung ca ngợi công đức của tổ tiên nói chung
(b) Câu đối ngoài: thường được viết riêng cho từng dòng họ.
Câu đối treo cân đối ở trên tường hoặc trên cột hai bên bàn thờ, cách mặt đất 50-70 cm.
2.3 CỬA VÕNG: có rât nhiều loại cửa võng với kiểu dáng, chất liệu khác nhau
sau đây là cửa võng kiểu Huỳnh Cung đang được lắp đặt phỏ biến ở các tỉnh phía Nam
Cửa võng là phần điểm xuyết mang tính ước lệ ngăn cách giữa không gian bên ngoài với Bàn thờ Gia Tiên.
Cửa võng thường được làm bằng chất liệu gỗ Dổi, gỗ Vàng Tâm, gỗ Gụ , ... Các họa tiết được đục thủng, cách điệu các loại cây Mai, cây Trúc, cây Cúc , cây Tùng hóa long ...
PHẦN III. MỘT SỐ MẪU BÀN THỜ GIA TIÊN
BÀN THỜ GIA TIÊN CHO GIA ĐÌNH Ở CHUNG CƯ
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN NÀY, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH !
CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ HẢI MINH
Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn
http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn
Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:
Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương ?
Sơ đồ và cách bài trí bàn thờ gia tiên
Video hướng dẫn cách bài trí bàn thờ gia tiên
Bàn thờ tổ tiên - nét văn hóa của dân tộc Việt Nam
Bàn thờ Phật - Bàn thờ Gia Tiên trong nhà
Cách sắp xếp bàn thờ như thế nào là đúng
Giải đáp thắc mắc về bàn thờ gia tiên trong gia đình người Công Giáo
Cách sắp xếp Tượng thờ Thiên Chúa trong gia đình
Câu đối hay, câu đối trên bàn thờ gia tiên
Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh
Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013
Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa
Đăng ý kiến của bạn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trên Ngai Thờ đặt bài vị của Cụ Tổ (hoặc Thủy Tổ). Thực tế cũng có nhiều trường hợp Ngai Thờ không đặt bài vị , khi đó được hiểu là thờ chung các bậc Tổ Tiên bác ạ
Trên bàn thờ nhà tôi có ngai thờ do các cụ để lại, nhưng trên ngai thờ không thấy có bài vị gì cả, như vậy có được không, tôi có nên làm bài vị gì không ?
Xin cảm ơn.
Theo chúng tôi, Bàn thờ Phật nên đặt ở bức tường vuông góc với bàn thờ Gia Tiên. Nếu đặt ở bức tường phía Đông, bàn thờ quay về hướng Tây thì rất tốt bác ạ. Bác chú ý Bàn thờ Phật phải cao hơn bàn thờ Gia Tiên.
Trân trọng !
Bài viết rõ ràng xúc tích, xin cảm ơn tác giả.
Phòng thờ nhà tôi có kích thước 4mx4m, bàn thờ quay về hướng Nam. Tôi muốn đặt thêm bàn thờ Phật trong phòng thờ thì nên như thế nào ?
cho e hỏi chút là vc e định làm nhà ở riêng trên đất của ô bà ra vườn, và ô bà cũng ở riêng ( thờ cúng riêng trên mảnh đất đó) thì ở nhà riêng của vc e e cũng muốn lập ban thờ đầy đủ như vậy có được ko ạ ? hay phải gộp chung với nhà bố mẹ ck ạ ?
-------------------
Chào chị Hồng
Theo hiểu biết của chúng tôi, thì trong nhà riêng của anh chị, việc lập bàn thờ gia tiên để phụng hiếu cha mẹ ông và tổ tiên là bình thường chị ạ.
Trân trọng !
MNHM
----------------------------------
Chào anh Đỗ Trọng Hùng
Bàn thờ nhà anh có thể lập 5 bát hương
- Bát ở giữa thờ Thần Linh
- Bát bên Trái (từ trong nhìn ra) thờ bên Nội , bát ngoài cùng thờ Bà Cô ông mãnh bên Nội.
- Bát bên Phải (từ trong nhìn ra) thờ bên Ngoại , bát ngoài cùng thờ Bà Cô ông mãnh bên Ngoại.
Trân trọng
MNHM
Tôi là con trai út (bên nội), vợ tôi là gái độc nhất. Bố mẹ tôi và bố mẹ vợ đã mất cả. Vợ tôi có 1 em gái chết gái chết trẻ(3 tuổi). Vợ chồng tôi có 1 con trai chết trẻ (31t, chưa vợ). Hiện tại, nhà tôi đặt 3 bá nhang như sau:
+ Bát to nhát ở giữa thờ thổ công và gia tiên bên nội
+ Bát bên phải (từ trong nhìn ra) thâp và nhỏ hơn bát giữa 1 chút thờ bên ngoại
+ Bát bên trái đặt thấp hơn và to bằng bát bên phải thờ bà cô tổ, con trai chết trẻ và bà dì
Như vậy có được không?
Tôi có ý định thay đổi lại:
+ Bát to, cao nhất ở giữa thờ thổ công, thần linh
+ Bát bên trái (từ trong nhìn ra) nhỏ hơn, đặt thấp hơn thờ chung gia tiên nội, ngoại.
+ Bát bên phải đặt thấp hơn bát bên trái 1 chút thờ bà cô tổ, ông mãnh, bà dì.
Như vậy có được không?
Tôi muốn được sự hướng dẫn đặt các bát hương của nhà tôi như thế nào cho đúng?
Xin trân trọng cảm ơn!
----------------
Đã gửi mail tới địa chỉ của bác, bác đọc mail nhé
mnhm