Kèn Đồng Phạm Pháo


Phạm Pháo là tên một xứ đạo bình yên thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tại đây có nhà thờ 13 Công giáo, mỗi nhà thờ có một đội kèn nghiệp dư 30-60 người, đội lớn trên 100 người. Khi có lễ trọng, các đội kèn tập hợp lại thành 1000 tay kèn.

Phim Kèn Đồng tại Trại Đáy - Phạm Pháo , Hải Minh, Hải Hậu

(Xưởng phim Tài liệu Trung Ương SX - đã đạt nhiều giải trong các cuộc thi liên hoan phim quốc tế)

 

Vài nét về Kèn Đồng tại Phạm Pháo - xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

lang nghe hai minh, do go my nghe hai minh, mynghehaiminh, hai minh hai hau nam dinh

                                                Nhà thờ xứ Phạm Pháo

Đội kèn đồng xứ đạo tấu kèn... Tây

"Phạm Pháo" - mảnh đất ấy giống "y như" hình khẩu pháo. Mới nghe thì rất... binh lửa nhưng người dân xứ đạo lại vô cùng hiền hòa; con gái Phạm Pháo ngoan hiền, mắt đẹp như trong tranh!

 

Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định

Người dân nơi đây theo đạo vào đầu thế kỷ XVI, nói theo thuật ngữ của người Công giáo là "Đón nhận Tin Mừng"; ngôi thánh đường đồ sộ tại Phạm Pháo được xây dựng vào năm 1908. Những năm ấy, giáo xứ đạo Phạm Pháo đã có đội kèn đồng mà ta quen gọi là đội nhạc Tây, vì nó được du nhập từ phương Tây.

Cũng thời gian ấy, các xứ đạo phía Nam của tỉnh Nam Định như ở Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng... cũng dần hình thành, ra đời. Hằng năm, giữa các đội nhạc vùng giáo cũng có giao lưu, thi thố để nâng cao kiến thức âm nhạc nhằm phục vụ giáo xứ (trước đây chỉ có phục vụ giáo xứ).

Cụ Giuse Nguyễn Văn Quân thuộc giáo dân Vô Nhiễm, giáo xứ Phạm Pháo. Cụ sinh năm 1935, nguyên là Hội trưởng Hội Kèn đồng Phạm Pháo thuật lại một giai thoại đáng nể về âm vang tiếng nhạc đất này:

Trước năm 1945, Đức Giám mục Hồ Ngọc Cẩn - Giám mục Tòa Giám mục Bùi Chu (người đã từng ủng hộ dây chuyền vàng nhân Tuần lễ Vàng quốc gia) mỗi năm đều đặn có chuyến đi kinh lý tại giáo xứ Ninh Cường nay thuộc huyện Trực Ninh. Nơi ấy là nơi đầu tiên tại nước ta, đạo Công giáo được truyền vào.

Ngày ấy giao thông bộ còn khó khăn, giám mục đi lại đều bằng xuồng máy trên sông. Sông ấy là sông Ninh Cơ ngày nay vẫn phục vụ tốt vận tải hàng hóa, giao thương xây dựng đất nước. Đội kèn các xứ đạo đứng hai bên sông gióng lên tiếng nhạc mừng Giám mục, thuyền của ngài chầm chậm đi trên sông để thưởng thức tiếng nhạc của từng xứ; bất ngờ thuyền của ngài đậu lại nơi đội kèn đồng Phạm Pháo đang tấu.

Hóa ra, kỹ năng của đội Phạm Pháo tấu bản nhạc Tây đúng nhất, ngài có ngay phần thưởng cho đội. Lập tức các đội bạn đến xét hỏi: "Vì sao lại được Đức Giám mục tặng thưởng riêng?"... Sau này, ngài biết, ngài viết thư động viên những người chép nhạc giỏi trong đội sao bản nhạc hay đúng niêm luật ra tặng các đội bạn để cùng nâng cao kiến thức về nhạc lý.

lang nghe hai minh, do go my nghe hai minh, mynghehaiminh, hai minh hai hau nam dinh

Đội nhạc công... vô địch thế giới

Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, nhờ có sự cởi mở của xã hội, nhiều giáo họ được thành lập, mỗi giáo họ cũng có một đội kèn riêng. Trước đây, ở Phạm Pháo có chín họ lẻ cùng với giáo họ nhà xứ là mười giáo họ, có 10 đội kèn phục vụ giáo hội và xã hội, nhưng phục vụ một cách riêng rẽ.

    Đến những năm 1990, lần đầu tiên giáo xứ Phạm Pháo có linh mục về. Đó là linh mục Phao - lô Vũ Minh Hòa - nguyên quản lý giáo phận Bùi Chu. Ngài đã động viên các đội góp công, góp của, góp nhạc cụ thành lập Đội kèn Hợp nhất. Đến năm 2010, ở đây có 4 giáo xứ và 9 giáo họ trực thuộc, mỗi nơi có một đội kèn nghiệp dư,  Đội kèn nhỏ  có chừng 30-60 nhạc công; đội kèn lớn có trên 100 nhạc công. Hợp nhất lại có tới 1000 nhạc công.

  Trong những ngày đại lễ tại Phạm Pháo như tuần chầu giáo xứ, hay lễ Giáng sinh, Phục sinh... Đội kèn Hợp nhất có thể tấu đồng thời bản hòa tấu với 1000 nhạc cụ. "Nổi đình đám nhất" là hơn chục cây kèn hêlơcông đòi hỏi những người có sức khỏe, có chiều cao tương đối mới mang vác và chơi được, vì đây là cây kèn đi bè trầm, to nhất trong số các nhạc cụ bằng đồng...

Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định

    Giáo dân Phạm Pháo vẫn còn nhớ: Tuần chầu giáo xứ vào năm đầu tiên thành lập Đội kèn Hợp nhất, khi tiếng kèn cất lên, biết bao nhiêu cá dưới hồ nhảy vọt cả lên bờ! Một linh mục gốc Việt tại Thụy Điển nói: "Tôi đã đi khắp các nước trên thế giới, nhất là những nước cha đẻ của kèn Tây thì một đội chơi nhiều nhất cũng chỉ trên dưới 100 nhạc công; đây 1000 nhạc công, thật là vô địch thế giới!".

 

Kèn đồng Phạm Pháo

Đội kèn đồng 1000 Nhạc Công Phạm Pháo - Nhiều quý khách cho rằng: đây là đội kèn đồng lớn nhất Thế Giới ?

 

Tiếng nhạc của đội kèn Phạm Pháo giờ đây không chỉ dừng lại ở việc phục vụ riêng trong thánh lễ mà hòa vào mừng vui chung của cả đạo, cả đời. Đội có thể đến phục vụ đám cưới; chia sẻ với người quá cố; hay tiễn những thanh niên trong giáo xứ lên đường nhập ngũ.

Những năm gần đây, nhờ lối chơi hợp nhất, các nhạc công lại được học tập lẫn nhau, chất lượng thưởng thức âm nhạc của toàn đội cũng được nâng lên; đội được mời thổi mừng Đại hội Đảng toàn quốc, Quốc hội, gần đây là Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 15...

Tại đây, nhiều đạo diễn, nghệ sỹ, nhạc sỹ chuyên nghiệp nghe nhạc đều khen... rất chuyên nghiệp. Những ngón tay vàng khè bởi ngày ngày làm đất mặn phèn - quê biển quê lúa, thậm chí còn thô ráp nhưng rất điêu luyện, luyến láy trên từng phím kèn khiến các nghệ sỹ, nhạc sỹ càng thêm phần nể phục.

Video đội kèn đồng giáo xứ Trại Đáy (Giáo miền Phạm Pháo) tại liên hoan nhạc kèn toàn quốc năm 2017

Những người nông dân chân đất sản xuất kèn... Tây

Nếu có điều kiện về vùng biển Hải Hậu, tỉnh Nam Định công tác, bạn tìm về giáo xứ Phạm Pháo, một giáo xứ đang được mệnh danh sầm uất nhất về kinh tế cũng như sự dồi dào về đời sống Đức tin của giáo phận Bùi Chu; tìm tiếp đến giáo họ Trại Đáy, hay còn gọi là giáo họ Đức Bà cũng thế, để được tham quan cơ sở sản xuất kèn đồng nổi tiếng, có một không hai ở Việt Nam hiện nay.

lang nghe hai minh, do go my nghe hai minh, mynghehaiminh, hai minh hai hau nam dinh

Xưởng kèn gia đình ông Gioa-kim Cường giáo họ Đức Bà- Phạm Pháo.

Chủ cơ sở là ông Gioa-kim Cường, năm nay vừa tròn 50 tuổi. Ông Cường được sinh ra trong một gia đình đa năng, con trai thứ của ông cụ Biên vừa biết làm nghề y, cơ khí, lại giỏi nhạc lý (vừa được nhận danh hiệu 30 năm vì sự nghiệp y tế). Chắt nội của nghệ nhân Gioa - kim Nguyễn Văn Nhâm đã từng được đón vào tận triều đình Huế khâu long bào cho vua.

Những ngày đầu vào bộ đội, ông khát khao được trực tiếp cầm súng chiến đấu giáp mặt với quân thù, nhưng điều đó đã không thành hiện thực, vì phòng quân lực nắm rất rõ ông là một thanh niên Công giáo biết chơi nhạc.

Họ đã điều ông sang bộ phận quân nhạc, tuy biết ở bộ phận này có sự nhàn nhã và ông vẫn có thể cống hiến, nhưng ông muốn được cống hiến nhiều hơn nữa để thỏa chí nam nhi, thế nên những ngày đầu ông buồn lắm, người phụ trách hiểu được tâm tư, động viên ông rất nhiều...

Ít lâu sau đó, nhạc sỹ Đinh Ngọc Liên, một người Công giáo, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tới thăm đơn vị. Nhìn ông Cường có vầng trán cao, rộng, nhìn vào những ngón tay mềm mại nâng lên dập xuống trên những phím kèn đồng như múa và chơi toàn những bản nhạc hóc búa, Đinh Ngọc Liên bảo:

"Con vào quân nhạc là rất hợp, sau này chắc chắn con sẽ làm được một điều gì đó thành danh liên quan đến âm nhạc!"...

Ông Cường cảm ơn và ấp ủ lời khuyên nhủ của nhạc sỹ. Lúc đó, ông Cường biết đâu được rằng Bề trên đã "chấm số" cho ông sau trở thành vua sản xuất kèn như bây giờ...

Ở bộ đội ra, lúc đầu ông cũng chưa biết chọn nghề gì cho đúng, cho chắc, đành phải theo chân mấy ông anh cũng đa tài, đi khắp các giáo phận đắp tượng, vẽ tranh, dạy nhạc... có những chuyến đi đến cả vài tháng trời; đã từng làm thợ và ăn mòn bát của nhiều giáo xứ trong giáo phận Thái Bình. Mỗi khi về nghỉ, Tết nhất, lễ lạt... ông Cường lại mang theo về những chiếc kèn hỏng hóc, cũ rích có từ thời Pháp, để cho ông cụ Biên (bố ông) sửa giúp.

 

Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định

Cụ Biên bước vào nghề kèn theo kể thì thật đơn giản. Đầu năm 1950, ở giáo họ Đức Bà có mấy chiếc kèn quá quý được gửi từ nước ngoài về, dùng nhiều mòn thủng mất vài lỗ bằng chiếc cúc bấm, đành phải bỏ xó. Ông cụ nhận đưa về, lúc đầu lúng túng cũng chẳng biết phải vá viếng bằng cách nào... Cơ hội "ập đến", hôm cụ bà đi chợ, cụ ông lôi chiếc mâm đồng ra, cắt phéng lấy một mẩu bằng hai ngón tay đứa trẻ chập đôi, chạy sang hàng xóm xin ít hàn the của bà cụ nấu bánh đúc, về bật bễ tự hàn.

Tuy không được đẹp lắm nhưng dù sao chiếc kèn cũng kín được gió, thò miệng vào thổi thấy ấm hơi hơn, thể hiện được những âm độ chính xác mà người sử dụng muốn điều khiển thăng, trầm. Bà cụ đi chợ về nhìn thấy cái mâm (thời đó quý lắm) bị rách, kêu toáng lên vì tiếc..., sau biết là ông cắt ra để hàn kèn cho giáo họ, bà cười... "bỏ qua"!

Còn "duyên" ông Cường bước vào nghề, bằng việc phụ giúp cụ Biên đạp bễ hơi con cóc cả ngày, lúc nào cũng ròng ròng mồ hôi. Thế rồi một hôm, ông cụ thương con lên đạp bễ thay, để ông Cường cầm mỏ hàn giúp cha hàn những thứ đồ đơn giản. Thấy con hàn đẹp hơn mình, ông cụ đành phải để cho con hàn chính.

   Từ đấy, túc tắc sau hơn hai chục năm chỉ hàn kèn thủng, đánh bóng lại cho mới, ông bắt đầu đi mua những vỏ đạn cũ về, đàn ra, cuộn mới một vài loại kèn đơn giản. Kèn ông làm thổi lên thấy tiếng hay không kém kèn ngoại, mẫu mã lại sáng sủa; có loại kèn ông còn cắt ngắn, kéo dài phù hợp với cơ thể người Việt...

   Bắt đầu từ hội kèn trong xứ, sau ngoài xứ, ngoài địa phận, rồi cả khách nước ngoài cũng tìm về mua kèn của ông. Kèn ông sản xuất ra đủ các loại nhưng nếu có khách đến đặt loại nào khác ông cũng đáp ứng. Có nhiều loại kèn do Mỹ, Anh, Nhật, và nhất là kèn do Pháp sản xuất... khi về tay ông, ông cải tiến những chiếc cầu đỡ cho đẹp hơn, chắc chắn hơn.

   Tuy nhiên, ông Cường cũng có nỗi băn khoăn về “đầu ra”, nhất là về giá cả. Về “đầu ra”, kèn của ông chất lượng không kém kèn ngoại, nhưng bán cũng không được nhiều. Ông giải thích: Vì ở trong nước một năm mỗi một hội kèn chỉ thay thế từ một đến hai chiếc là cùng; khách Tây thì chỉ được một vài khách quen.

   Còn làm thế nào để quảng bá cả ra nước ngoài thì ông chưa làm được. Về giá cả, loại kèn phải làm kỳ công nhất có khi kéo dài đến cả tháng trời, tốn vật liệu, nhất như kèn "bố" hêlơcông, bán cũng không quá 10.000.000đ.

    Có ông khách người Đức, quê hương của loại kèn đồng, từ Hà Nội xuống thăm thấy giá rẻ đến bất ngờ, mua luôn vài chiếc đưa ra nước ngoài. Ông ta cho ông Cường biết, loại kèn đạt được chất lượng như của gia đình ông sản xuất, nếu đặt mua ở các nước phương Tây không bao giờ dưới 5.000USD, gấp 10 lần giá ông bán...

lang nghe hai minh, do go my nghe hai minh, mynghehaiminh, hai minh hai hau nam dinh

                                         Thánh lễ tuần chầu xứ phạm Pháo

 

lang nghe hai minh, do go my nghe hai minh, mynghehaiminh, hai minh hai hau nam dinh

Xưởng kèn của ông Nguyễn Duy  Đông - làng Trại Đáy

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỌC BÀI CHUYÊN SAN NÀY

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH  MẠNH KHỎE - HẠNH PHÚC -  PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH

 

------------------------------------------------------------------------

Công ty cổ phần Mỹ nghệ Hải Minh

- Địa chỉ: số 1 - Làng nghề 2 (khu II cụm Công nghiệp làng nghề) , xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Điện thoại : 0918 653 838

- Email: mnhm@mynghehaiminh.vn

- Trang web : http://mynghehaiminh.vn

--------------------------------------------

Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau để tham khảo thêm các bài chuyên san có nội dung liên quan

Nhà Thờ Phạm Pháo, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định

Chùa Một Cột Hà Nội

Nhà thờ Bùi Chu - Nam Định

Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình

Nhà thờ bằng gỗ cao to nhất Thế Giới

Tranh điêu khắc trên cây gỗ dài nhất Thế Giới - Kỷ Lục Guinness

Tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp trên gỗ phế liệu

Top 10 Bàn thờ gia tiên đẹp

Top 10 Sập gụ đẹp

Top 10 Salong đẹp năm

Top 10 Trường kỷ cao cấp được ưa chuộng năm

Tủ Chè, tủ Kinh, cách phân biệt các loại tủ chè

Trường Kỷ cổ, đẹp và các loại trường kỷ

Salong khác trường kỷ như thế nào 

Sập gụ, sập chân quỳ, sập thờ và cách phân biệt các loại sập

Trung tâm đồ cổ Hải Hậu Nam Định

Triển lãm, đấu giá cổ vật và đồ gỗ mỹ nghệ Hải Hậu 2018

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Hải Hậu 2018

 

Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

 

Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

 

Hải Minh hôm nay

Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa

Hải Minh đường tới đẹp giàu

Kèn đồng Phạm Pháo

Cầu Ngói chợ Lương

Bàn thờ Thiên Chúa

Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình

 

Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội


Đăng ý kiến của bạn
  • Nghia viết vào lúc 23/11/2016 13:23
    Cháu ở bên giao xứ hiếu thuận địa phận phát diệm. Cháu muốn mua một cây alto l saxophone cháu mua về vì thích kèn lắm. Cho cháu hỏi giá bnhieu ạ. Cháu chưa bít thổi kèn này nên cháu muốn học. Vậy cho cháu hỏi có ai day k ạ. Day mình cháu ấy. Cháu xin cam ơn
    -------------
    Cháu liên hệ với Bác Duy Đông nhé :
    Địa chỉ :
    - Xóm 10 Tân Tiến - xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
    - ĐT: (0350) 3 877 396, đi động: 0988 959 631; 0936 509 878.
  • Nguyễn Văn Hân viết vào lúc 03/10/2015 17:10
    Tôi ở Bình Định, giáo xứ tôi còn rất nghèo, ước gì có được hội kèn ...
    Ngày 14/08/2015 vừa qua tại La Vang, lần đầu tiên trong đời tôi thấy một đội kèn có rất nhiều nhạc công hình như phải trên 500 người, thổi thật hoành tráng và rất hay.
    Hỏi ra tôi mới biết đây là đội kèn Phạm Pháo ở Nam Định.
    Nay tình cờ đọc bài này tôi mới hiểu được là ở đây có truyền thống lâu đời về kèn đồng.

    Xin cảm ơn Mỹ nghệ Hải Minh có bài viết thật bổ ích.
    Chúc kinh doanh phát triển.
  • nguyen phuong thanh viết vào lúc 20/07/2015 21:25
    tôi cũng muốn mua một chiếc kèn để tập nhưng không biết liên hề như thế nào? nếu có thể xin cho số điện thoại hoăc gọi cho tôi 01663676142

    Trả lời
    Anh liên lạc trực tiếp vớ nghệ nhân Nguyễn Duy Đông để có hướng dẫn cụ thể :
    - Xóm 10 Tân Tiến - xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
    - ĐT: (0350) 3 877 396, đi động: 0988 959 631; 0936 509 878.
    Trân trọng !
  • Trần Thanh Quang viết vào lúc 26/09/2014 12:08
    Chào các bạn

    Tôi quê ở Hải Hậu miền đất lúa với bao kỷ niệm thân thương thời thơ ấu. Xa quê hương đã lâu, sáng hôm qua tình cờ tôi xem chương trình Chào buổi sáng trên VTV1 , thấy hình ảnh những người phụ nữ (xã Hải Bắc) ban ngày đi làm đồng, tối về tập kèn vui thế.
    Ôi sao nhớ quê nhà quá ...
  • Khổng Minh Hạ. Giáo xứ Nam Am viết vào lúc 16/09/2014 18:00
    Xin kính chào và cám ơn Mỹ nghệ Hải Minh. Chúc mừng mọi sự thành công
  • Khổng Minh Hạ viết vào lúc 16/09/2014 17:54
    Xin kính chào và cám ơn Mỹ nghệ Hải Minh. Chúc mọi sự được như ý trong Chúa và Mẹ.
  • Vũ Văn Đức viết vào lúc 28/07/2014 16:16
    e co 1 cây kèn saxalto mỹ bị xuống màu.bây gio co thê làm sáng nên được ko a
  • viết vào lúc 13/05/2014 23:33
    Toi rat tu hao ve ong 1 nguoi con xu dao
  • Mỹ nghệ Hải Minh viết vào lúc 11/05/2014 10:02
    Chào Bác Trần Trung Thành

    A. Đội kèn nữ mới thành lập khoảng 20 Nhạc Công thường được cơ cấu như sau ;
    1. Chỉ huy (Nhạc trưởng)
    2. Trống : 1 - 2 người
    Trống : 02 quả (1 quả to, 1 quả nhỏ)
    Xoăng ban: kép + Đơn
    3. Kèn 14 - 18 người , gồm
    Saxo Anto: 8 - 10 cái
    Saxo Taylo: 2 - 4 cái
    Tempet : (trang bị sau - nếu có điều kiện): 2-4 cái
    Bass + Tangpon : (trang bị sau - nếu có điều kiện): 2 - 4 cái
    B. Tổng kinh phí mua sắm ban đầu :
    - Kèn, trống ... : 120 - 180 triệu đồng (Tùy loại kèn Trung Quốc, hoặc của Mỹ ...)
    - Trang phục : Quần áo, calavat, quân hiệu... : 550.000 đ/bộ - 600.000 đ/bộ
    C. Giáo Viên : tiền công khoảng 250.000 đồng / ngày
    (nếu ở xa thì đơn vị bố trí nơi ăn nghỉ )

    D. Thời gian học : Đợt đầu tiên khoảng 03 tháng
    Thông thường thì :
    - Sau 1 tuần học, cả đội có thể chơi được bản nhạc đầu tiên.
    - Sau khi kết thúc 03 tháng học cơ bản (nhạc lý và thực hành) đầu tiên, Đội có thể tự học và tự luyện tập, định kỳ Giáo viên có thể đến một số ngày để tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

    Mọi ý kiến trao đổi, Bác liên hệ qua mail : mnhm@mynghehaiminh.vn
    hoặc điện thoại : 0918 653 838.
    Trân trọng mời bác về thăm Hải Minh để tham quan trực tiếp và trao đổi cụ thể với Bác Đông và có phương án bố trí Giáo viên phù hợp.

    Chúc Bác và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc đội kèn mau chóng được thành lập thuận lợi.
    Trân trọng
    Mỹ nghệ Hải Minh
  • Trần Trung Thành viết vào lúc 10/05/2014 14:40
    Tôi muốn hỏi bác Đông: chúng tôi muốn dựng một hội kèn Nữ khoảng 20 tay kèn, vậy phải cơ cấu mấy loại kèn, mỗi loại mấy chiếc và tổng tiền mua kèn, trống khoảng bao nhiêu? Cũng nhờ bác giúp cho thầy dậy và thời gian học bao lâu thì chị em có thể thổi đươc mấy bài phụng vụ, tiền công thầy cụ thể ra sao? Đây là việc phúc đức mà giáo họ lại ỏ maĩ fhị trấn Mậu A Yên Bái, xin bác tận tình chỉ giúp cho. Nếu được chúng tôi sẽ về hợp đồng cụ thể vói bác, vì việc này phải cần có khái toán cụ thể thì mói bàn và quyết định được. Rất mong bác nhiệt tình tư vấn giùm. Xin chân thành cảm on bác, chúc bác cùng gia đình,cơ sở mạnh khỏe, thịnh vượng!