Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ?


"NAM TẢ - NỮ HỮU" là một quy luật có cơ sở khoa học, được áp dụng khi chụp ảnh, nằm ngủ trên giường, xoa bóp bấm huyệt, trong nghi lễ, xem bói chỉ tay, sắp xếp ảnh thờ trên bàn thờ gia tiên, sắp xếp bàn thờ trong nhà thờ tổ, đặt vị trí đào huyệt mộ …

MỤC LỤC

 I. NGUỒN GỐC CỦA NAM TẢ -  NỮ HỮU

 II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NAM TẢ - NỮ HỮU

 III. VẬN DỤNG NAM TẢ NỮ HỮU TRONG CUỘC SỐNG

  3.1 Trong chụp ảnh

  3.2 Trong nghi lễ tiếp khách

  3.3 Trong sắp xếp di ảnh thờ trên bàn thờ gia tiên

  3.4 Trong sắp xếp bàn thờ trong nhà thờ tổ

  3.5 Trong sắp đặt tượng trong nhà thờ

  3.6 Trong đào huyệt mộ

  3.7 Trong vẽ bản đồ, đặt tên địa danh tả ngạn hữu ngạn của dòng sông

  3.8 Trong xem bói chỉ tay

 

VIDEO VỀ NAM TẢ NỮ HỮU ?

 

 

Video về Nam Tả - Nữ Hữu (Bấm vào nút > để xem)

  I. NGUỒN GỐC CỦA NAM TẢ- NỮ HỮU

    1.1 Theo Lão Giáo (ở bên Trung Quốc) cho rằng: Bàn Cổ là thủy tổ của loài người. Vừa sinh ra Ngài đã hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả.

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ? 30

Lão giáo cho rằng ông Bàn Cổ là thủy tổ của loài người.

     Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên, đầu biến thành núi, nước mắt biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc,  hơi thở biến thành gió, giọng nói thành sấm, mắt trái biến thành Mặt Trời, mắt phải biến thành Mặt Trăng.

    Vì vậy, người ta cho rằng, tập tục “Nam Tả - Nữ Hữu” lưu truyền trong dân gian có nguồn gốc từ câu chuyện này.

     1.2  Có  ý kiến cho rằng Nam Tả - Nữ hữu là quan niệm Trọng Nam – Khinh Nữ có từ thời phong kiến:  

    Họ cho rằng: tay trái hư tĩnh, an dật; tay phải phải làm việc, cho nên tay trái chủ về hoà bình, tốt lành; tay phải chủ về hung sự, sát phạt; “tả” là cát, “hữu” là hung vì vậy: Nam là Tả, Nữ là Hữu. Khi sinh con, nếu là con trai thì treo cung bên trái cửa, nếu là con gái thì treo khăn bên phải cửa.

    1.3  Ngày nay, các nhà khoa học đã chỉ ra: Nam Tả - Nữ Hữu không phải là “trọng Nam  khinh Nữ”, mà nó xuất phát từ cơ sở khoa học của 3 quy luật:  (1) quy luật Âm Dương, (2) quy luật Tâm lý Giới tính và (3) quy luật Sinh lý của con người, cụ thể như sau:

  II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NAM TẢ - NỮ HỮU

 2.1 Quy luật Âm Dương trong triết học Trung Quốc cổ đại:

      Theo thuyết này thì âm dương là hai mặt, hai thế lực đối lập nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật, là khởi đầu của mọi sinh thành biến hóa. Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, là động lực của mọi vận động và phát triển. Quy luật âm dương chỉ rõ mọi sự vật đều có âm dương, trong dương có âm, trong âm có dương, âm thăng dương giáng, âm dương cân bằng thì sự vật tồn tại.

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ? 31

Theo Quy luật Âm Dương: Nam là dương, ở bên Trái - Nữ là âm, ở bên Phải

           Quy luật âm dương được vận dụng nhiều trong cuộc sống, ví dụ trong y học nếu một vùng nào đó bị đau thì y học cổ truyền coi vùng đó bị mất cân bằng âm dương, nếu âm suy thì dùng thuốc bổ âm để kích âm lên, nếu dương suy thì dùng thuốc bổ dương để kích dương lên. Hoặc khi xoa xát, ấn huyệt, thầy thuốc đông y hướng dẫn phải xoa xát bên tay trái trước, tức là phải tác động bên dương trước. Khi xoa vuốt cánh tay thì phải tuân theo “dương giáng âm thăng” nghĩa là phải vuốt phía ngoài cánh tay (mặt dương), từ bả vai xuống bàn tay - dương giáng, rồi đến phía trong cánh tay (mặt âm) từ lòng bàn tay đến vùng nách - âm thăng.

          Cũng theo thuyết âm dương thì đàn ông là Dương, đàn bà là Âm ; trong một con người thì phía trên là dương phía dưới là âm, phía sau lưng là dương phía trước bụng là âm, phía tay trái là Dương phía tay phải là Am. Vận dụng quan niệm này thì khi một người nam và một người nữ nằm cạnh nhau thì nam (dương) phải ở vị trí bên trái (tả), nữ (âm) ở vị trí bên phải (hữu). Mặt khác, bên phải của nam là âm cần hợp với bên trái của nữ là dương. Vậy nam nằm bên trái của nữ, nữ nằm bên phải của nam là hợp quy luật Âm Dương.

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ? 02

    

      Để tìm hiểu về vấn đề này, các nhà khoa học đã khảo sát nhiều cặp vợ chồng tuổi cao niên, tuổi trung niên và cả thanh niên.  Khi được hỏi “Lúc lấy nhau cha mẹ có bày cho các vị cách nằm bên nhau thế nào cho hợp lý không?” Tất cả đều nói: “Cha mẹ không ai bày điều đó”. Khi được hỏi tiếp: “Thế khi nằm bên nhau các ông các bà nằm với nhau theo hướng nào?” Nhiều người trả lời: “Bà gối đầu lên tay phải ông hoặc ông gối đầu lên tay trái bà”.

       Thực tế, họ nằm như vậy vì họ thấy thuận tiện, họ đã làm theo lẽ tự nhiên. Họ đã nằm phù hợp với “quy luật Âm Dương” một cách tự phát.

2.2 Quy luật Tâm lý Giới tính:

     Thực tế, khi người vợ nằm ngửa gối đầu lên tay phải người chồng, người chồng nằm nghiêng gác tay gác chân lên thân mình người vợ, thì người vợ cảm thấy tự tin, hạnh phúc là được người chồng che chở bảo vệ. Còn khi người chồng trong tư thế đó cũng cảm thấy tự hào, hãnh diện mình là người bảo vệ vợ tốt nhất. Cảm giác tự tin vui sướng đó đưa họ vào giấc ngủ sâu hơn, dài hơn. Mặt khác, trong tư thế đó người chồng cảm thấy mình là người chủ động, còn trong tư thế nằm ngửa người vợ ở trạng thái thụ động. Điều này đúng với “quy luật Tâm lý Giới tính”.

2.3 Quy luật Sinh lý :

     Người chồng ở bên tay trái vợ để nằm nghiêng về bên phải mình thì hô hấp dễ thông suốt, đồng thời làm cho thức ăn trong dạ dày đi vào ruột non được thuận lợi; nên về mặt sinh lý, ở tư thế này người chồng nằm được lâu hơn. Ngược lại, nếu người chồng nằm bên phải vợ do tính chủ động của người đàn ông buộc anh ta phải nằm nghiêng bên trái mình để ôm vợ thì ở tư thế này không nằm lâu được vì tim bị chèn ép, do đó không có cặp vợ chồng nào nằm ở tư thế này thường xuyên. Như vậy, việc nam nằm bên trái nữ (nam tả), nữ nằm bên phải nam (nữ hữu) là hợp “quy luật sinh Lý”.

  

Kết luận:

Như vậy: Nam Tả- Nữ Hữu không phải là một quan niệm trọng nam khinh nữ, cũng không phải mê tín dị đoan, mà nó là một quy luật có cơ sở khoa học. Vì vậy quy luật này đã tồn tại cho đến ngày nay và được vận dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Cụ thể như sau:

 

III. VẬN DỤNG NAM TẢ - NỮ HỮU TRONG CUỘC SỐNG

  chú ý:  NAM TẢ- NỮ HỮU (nam bên trái nữ bên phải) là theo hướng của người CHỦ TỌA từ trên khán đài nhìn xuống.

  Khi xếp hàng, ta đứng ở phía đối diện người chủ tọa thì hướng bên trái của người chủ tọa tức là bên phải của chúng ta

3.1.KHI CHỤP ẢNH: Nam đứng bên trái - Nữ  đứng bên phải

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ? 03

khi chụp ảnh Nam bên trái - Nữ bên phải (theo hưỡng của chủ tọa từ trong nhìn ra)

3.2.TRONG LỄ NGHI TIẾP KHÁCH :

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ? 04

 Chủ nhà (Việt Nam) bên trái - Khách (Hoa Kỳ) bên phải (theo hướng của chủ tọa)

3.3.TRONG VIỆC SẮP XẾP DI ẢNH TRÊN BÀN THỜ:

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ? 05

Ảnh cụ ông đặt bên trái , cụ bà đặt bên phải (theo hướng chủ tọa từ trong nhìn ra)

3.4.TRONG VIỆC SẮP XẾP BÀN THỜ TRONG NHÀ THỜ TỔ:

Bàn thờ Tổ đặt ở gian giữa, Bà thờ Mãnh Tổ đặt bên Tả (bên trái từ trong nhìn ra), Bà thờ Cô Tổ đặt bên Hữu (bên phải từ trong nhìn ra)

 bonoithatnhathoto dogomynghehaiminh BO1948a zps3e7a1eb3

Bàn thờ Tổ đặt ở giữa - bàn thờ Mãnh Tổ đặt bên Trái (từ trong nhìn ra)- Bàn thờ Cô Tổ đặt bên Phải

3.5.TRONG VIỆC SẮP XẾP TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ:

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ? 06

Tượng Thánh Giuse và các Thánh Nam đặt bên Trái , tượng Đức Mẹ  và các Thánh Nữ đặt bên Phải

(theo hướng của chủ tọa)

  3.6.TRONG VIỆC ĐÀO HUYỆT MỘ VÀ  ĐẶT MỘ TRONG CÁC LĂNG TẨM:

Đặt mộ Nam Tả Nữ Hữu

Mộ Cụ Ông đặt bên Trái - Mộ cụ Bà đặt bên Phải (theo hướng từ trong nhìn ra)

  3.7.TRONG VẼ BẢN ĐỒ, ĐẶT TÊN TẢ NGẠN HỮU NGẠN MỘT DÒNG SÔNG:

 Tả ngạn - Hữu ngạn của một dòng sông được đặt theo hướng cửa người quan sát quay mặt về phía hạ nguồn: khi đó bên trái được gọi là tả ngạn , bên phải  gọi là hữu ngạn.

Ví dụ bên phía huyện Gia Lâm được gọi là Tả ngạn sông Hồng , bên Nội thành Hà Nội được gọi là Hữu ngạn sông Hồng.

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ? 07

 Người quan sát đứng trên cầu Long Biên nhìn về hạ nguồn, bên phía huyện Gia Lâm được gọi là Tả ngạn sông Hồng , bên Nội thành Hà Nội được gọi là Hữu ngạn sông Hồng.

 3.8. XEM CHỈ TAY, NAM XEM TAY TRÁI, NỮ TAY PHẢI

xem chỉ tay nam tả nữ hữu

Xem chỉ tay, đoán vận mệnh: Nam xem tay trái, nữ tay phải

  NAM TẢ - NỮ HỮU  là một quy luật có cơ sở khoa học. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta nên tham khảo và áp dụng để hợp với lẽ tự nhiên của trời đất, đặc biệt là trong lĩnh vực thờ phung tâm linh, đúng như các cụ đã từng nói: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.

 

VIDEO HƯỚNG DẪN CÁCH  BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN

XIIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH

Công ty cổ phần Mỹ nghệ Hải Minh

Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn

http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn

Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:

Sơ đồ và cách bài trí bàn thờ gia tiên

Video hướng dẫn cách bài trí bàn thờ gia tiên

Lập và trang trí bàn thờ Tổ, bàn thờ chi, bàn thờ Vọng, bàn thờ người mới mất, bàn thờ bà cô ông mãnh

Bàn thờ tổ tiên - nét văn hóa của dân tộc Việt Nam

Bàn  thờ Phật - Bàn thờ Gia Tiên trong nhà

Cách sắp xếp bàn thờ như thế nào là đúng

Cách đặt ảnh thờ

Tại sao lại Nam Tả - Nữ Hữu

Giải đáp thắc mắc về bàn thờ gia tiên trong gia đình người Công Giáo

Cách sắp xếp Tượng thờ Thiên Chúa trong gia đình

Bàn thờ Thần Tài và Ông Địa

Thế nào là Hoành Phi

Chữ trên hoành phi

Thế nào là Câu Đối

Câu đối hay, câu đối trên bàn thờ gia tiên

Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

Hải Minh hôm nay

Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa

Hải Minh đường tới đẹp giàu

Kèn đồng Phạm Pháo

Cầu Ngói chợ Lương

Bàn thờ Thiên Chúa

Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội


Đăng ý kiến của bạn
  • Mỹ nghệ Hải Minh viết vào lúc 22/09/2020 09:08
    Bác Nguyễn Trọng Phương đọc Email nhé.
  • Nguyễn Trọng Phương viết vào lúc 17/09/2020 14:45
    Tôi hỏi: Bố tôi đã mất đc 3 năm, hỏa táng và đặt vào khu đất mộ nhưng do kho biết nên đã để bên Hữu (bên phải khu đất), năm nay gia đình cũng định đưa mẹ tôi đã chôn 7 năm ( chờ bố tôi đủ 3 năm) lên... vậy để mẹ tôi bên Tả (bên trai khu đất) có được ko ?, nếu chuyển lại mộ bố tôi sang bên tả, để mẹ tôi bên Hữu thì thủ tục thế nào..?
  • Nguyễn Văn Quang viết vào lúc 16/06/2020 10:46
    Quê tôi cũng thấy có cụ già gọi con gái là " đồ Hữu Từ" . Tôi nghĩ là ngày xưa trọng nam khinh nữ, khi phụ nữ đi ăn cỗ không được ngồi với đàn ông, mâm các bà ở phía bên Hữu. Vì vậy các cụ mới có câu "đồ Hữu Từ".
    Bác nào biết xin được nêu rõ hơn.
  • Trần Thanh Phong viết vào lúc 14/06/2020 11:24
    Tôi thấy bài viết rất rõ ràng xúc tích về cơ sở khoa học của Nam Tả - Nữ Hữu. Xin cảm ơn tác giả.
    Trong dân gian khi đẻ con gái người ta gọi tránh đi là "Hữu Từ" phải chăng là bên Hữu của Từ Đường. Ai biết xin giải thích giúp tôi với.
    Xin cảm ơn!
  • Trần Văn Hảo viết vào lúc 14/12/2017 16:16
    Không thể lấy chính mình làm chuẩn mà phải lấy vị Thần trên bàn thờ đang nhìn ra làm chuẩn. Bên tay trái CỦA VỊ THẦN là bên tả, bên tay phải của vị Thần (thần chủ) là bên hữu. Do đó, bàn thờ "Tả tùng tự" phải ở bên trái của vị Thần trên bàn thờ chứ đặt ngược lại là sai.
    Vận dụng: Tả ngạn sông Hồng là bên nào? Ta hãy tưởng tượng có vị Thần Sông Hồng ở đầu nguồn đang nhìn theo dòng nước chảy về xuôi. Các làng, huyện, tỉnh ở bên tay trái của vị Thần Sông Hồng là tả ngạn, còn bên phải CỦA VỊ THẦN SÔNG HỒNG là hữu ngạn.
    Có thể vận dụng điều đó vào nhiều việc, như cánh quân bên tả (là ở bên tay trái của vị Tướng đang ở Trung quân); nam tả nữ hữu (nếu có hai dãy bàn thì nhà trai ngồi ở dãy bàn bên tay trái của vị Thần Tơ Hồng ở bàn thờ Ông Tơ Bà Nguyệt);...
  • TRẦN XUÂN DƯƠNG viết vào lúc 28/11/2017 10:00
    bạn thử suy nghĩ theo hướng này : chủ nhà sẽ đứng trong nhà để đón khách hay khách ở trong nhà đón chủ !
  • Hatbuihong viết vào lúc 28/10/2017 19:42
    Lẻ thường, với người đàn ông tay phải là công việc: cầm dụng cụ hay binh khí (việc đại sự) Tay trái lo việc gia đình, vợ con. Vì thế theo quan niệm người xưa, người vợ luôn ở bên tay trái của người chồng để tránh vướng víu. Câu nói "Nam tả, nữ hữu" trong làm mộ hay đăt ảnh thờ cho cha mẹ là lấy người quan sát làm chuẩn. Đối với người Việt lấy hướng Nam làm chủ nên bên trái là thượng(+), bên phải là hạ(-). Nên lập luận của tác giả không phù hợp.
  • tran huu than viết vào lúc 07/11/2016 14:38
    bai viet co noi dung rat tot
  • aaaa viết vào lúc 13/01/2015 20:27
    ví dụ: Tôi bước chân vào đình. Thì bên tay nào của tôi là bên tả